TRUNG TÂM ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA

I. Vị trí và chức năng:

Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội là đơn vị trực thuộc Ban giám hiệu, sử dụng con dấu và tài khoản của nhà trường, tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia các nghề và lĩnh vực được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp) cho phép.

Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng về xây dựng kế hoạch, phương hướng về việc bồi dưỡng kỹ năng, các hoạt động tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia và các công việc có liên quan đến đánh giá kỹ năng nghề; tổ chức đào tạo tay nghề, thực tập, bồi dưỡng kỹ năng cho người lao động các nghề thuộc các lĩnh vực: Điện công nghiệp; Hàn; Cắt gọt kim loại trên máy CNC; Vận hành sửa chữa trạm bơm điện; Công nghệ ôtô; Cơ điện tử; Vận hành và sửa chữa thiết bị lạnh; Quản trị mạng máy tính và các nghề khác khi được cấp phép theo quy định.

Trung tâm đào tạo bồi dưỡng, huấn luyện, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động gắn với việc tổ chức huấn luyện thí sinh tham gia các kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia và quốc tế (Theo Công văn số 4868/BNN-TCCB ngày 22/7/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).

Được tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo qui định của pháp luật.

II. Nhiệm vụ của Trung tâm:

1. Tổ chức đánh giá kỹ năng thực hành nghề, kỹ năng nghề quốc gia theo từng nghề và bậc trình độ kỹ năng theo giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề cấp quốc gia của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐTBXH:

a. Xây dựng hồ sơ cho các nghề đánh giá Kỹ năng nghề quốc gia (KNNQG).

b. Đề xuất, chỉ đạo việc tổ chức đánh giá kỹ năng thực hành nghề, kỹ năng nghề quốc gia, chủ trì xây dựng, chỉnh sửa tiêu chuẩn kỹ năng và tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho các ngành nghề được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội yêu cầu.

c. Tổ chức biên soạn, chỉnh sửa ngân hàng đề thi đánh giá KNNQG; tổ chức triển khai công tác bồi dưỡng đánh giá viên và tổ chức đánh giá KNNQG theo hướng dẫn của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

d. Tổ chức biên soạn, chỉnh sửa ngân hàng đề thi, bồi dưỡng và đánh giá kỹ năng thực hành nghề cho giáo viên, giảng viên các cơ sở GDNN.

e. Tổ chức bồi dưỡng, thi nâng bậc thợ, thi thợ giỏi và sát hạch tay nghề cho các tổ chức, cá nhân, địa phương và doanh nghiệp.

f. Tổ chức triển khai ôn luyện, bồi dưỡng và tổ chức các kỳ thi kỹ năng nghề các cấp cho học sinh, sinh viên nhà trường.

g. Tổ chức triển khai ôn luyện, bồi dưỡng huấn luyện thí sinh tham gia các kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia và quốc tế khi được giao nhiệm vụ.

h. Thông báo công khai các nghề được tổ chức thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại trụ sở chính của Trung tâm.

i. Tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham dự kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia của người lao động có đủ điều kiện để đánh giá.

j. Đề xuất các tiểu ban giúp việc khi tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.

k. Tham mưu cho Hiệu trưởng xây dựng quy định quản lý, chiến lược phát triển các hoạt động đánh giá Kỹ năng nghề theo đúng quy định.

m. Đề xuất việc khen thưởng các cá nhân trong đơn vị hoàn thành tốt, xuất sắc việc tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.

2. Tổ chức các hoạt động dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, chuyển giao công nghệ cho người lao động, doanh nghiệp, cụ thể:

a. Tổ chức tìm kiếm ký kết hợp đồng về đào tạo, kiểm tra, sát hạch, thi nâng bậc thợ với các tổ chức, cá nhân.

b. Tổ chức tuyển sinh và tư vấn cho người lao động, doanh nghiệp về nội dung, cách thức và các cấp độ của các kỳ thi kỹ năng nghề.

c. Thực hiện ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ từ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trường vào thực tế sản xuất kinh doanh.

d. Tổ chức in, cấp phát chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng thuộc lĩnh vực của Trung tâm theo quy định của nhà trường và pháp luật;

3. Tổ chức thực hiện đào tạo, nghiên cứu khoa học kết hợp với lao động sản xuất:

a. Liên hệ ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp về sản xuất và chuyển giao công nghệ.

b. Phối hợp với phòng Đào tạo quản lý trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo và đánh giá kỹ năng thực hành nghề, kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của pháp luật. Thực hiện đúng các quy định về tài chính theo phân cấp ủy quyền của nhà trường.

c. Tham mưu cho Hiệu trưởng xây dựng quy trình quản lý, chiến lược phát triển các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng thuộc chức năng nhiệm vụ của Trung tâm.

d. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội giao.