Điều kiện xét tuyển: tốt nghiệp THCS, THPT
Học gì?
Chương trình đào tạo ngành Cơ điện tử tại HCEM bao gồm các nội dung tiên tiến:
- Hệ thống sản xuất linh hoạt (MPS & FMS)
- Hệ thống khí nén – thủy lực
- Hệ thống điều khiển nhúng
- Hệ thống đo lường và điều khiển thông minh
- Cảm biến
- Điều khiển lập trình Robot công nghiệp và dân dụng
- Lập trình PLC
- Tự động hoá công nghiệp 4.0
- Lập trình, vận hành các máy gia công kim loại CNC
- Mạng truyền thông công nghiệp
Với chương trình đào tạo này, sinh viên không chỉ nắm vững lý thuyết mà còn thực hành trên các thiết bị và công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
Ra trường làm gì?
Cơ hội nghề nghiệp trong ngành Cơ điện tử rất rộng mở, bởi sự phát triển mạnh mẽ của các dây chuyền thiết bị hiện đại trong các doanh nghiệp nhà nước, liên doanh và có vốn đầu tư nước ngoài.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Cơ điện tử tại HCEM có thể đảm nhận các vị trí:
- Kỹ thuật viên thiết kế và vận hành: Phần cứng, phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động.
- Chuyên viên tư vấn công nghệ: Thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại các công ty cơ khí, điện, điện tử.
- Nhân sự quốc tế: Làm việc tại các công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài về cơ điện hoặc tự động hóa, hoặc làm việc tại các nước ASEAN và quốc tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Úc…
Ngoài ra, sinh viên còn có khả năng sáng tạo các sản phẩm cơ điện tử như máy móc, thiết bị, hệ thống và dây chuyền sản xuất tự động, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.