A. TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1. Giới thiệu ngành/nghề
Nghề Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc trong lĩnh vực dân dụng và công nghiệp như: Sửa chữa thiết bị điện, điện tử; thiết kế, lập trình, lắp đặt, kiểm tra, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống các thiết bị điện, điện tử, tự động hóa… đạt yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn.
Các công việc của nghề chủ yếu được thực hiện tại các phân xưởng sản xuất, trong nhà máy hoặc các cơ sở sản xuất kinh doanh, có thể tự mở cửa hàng, trung tâm bảo trì sửa chữa nên môi trường và điều kiện làm việc đảm bảo an toàn – vệ sinh và sức khỏe. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ, cần phải đảm bảo các điều kiện làm việc thiết yếu như: kiến trúc nhà xưởng và mặt bằng sản xuất hợp lý, các loại thiết bị, dụng cụ phù hợp với tiêu chuẩn của từng công việc; các phần mềm giám sát, quản lý sản phẩm; hệ thống thông tin liên lạc tốt; và có các quy định nội bộ về chuẩn trong lao động, sản xuất.
Đào tạo nhân lực nghề Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử trình độ cao đẳng có đủ kiến thức, kỹ năng hành nghề và khả năng tổ chức làm việc theo nhóm, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Đồng thời có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp; ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp; có khả năng sáng tạo thích ứng với môi trường làm việc tại các doanh nghiệp, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả; có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên các trình độ cao hơn.
2. Kiến thức:
+ Trình bày được những nội dung cơ bản về Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Hiến pháp, Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh trong giai đoạn hiện nay;
+ Trình bày được các biện pháp tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường;
+ Trình bày được những nguyên tắc và những tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn lao động, an toàn điện cho người và thiết bị;
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính chất, ứng dụng của các thiết bị điện, khí cụ điện và vật liệu điện;
+ Trình bày được các phương pháp đo các thông số và các đại lượng cơ bản của mạch điện;
+ Phát biểu được các khái niệm, định luật, định lý cơ bản trong mạch điện một chiều, xoay chiều, xoay chiều ba pha;
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy điện;
+ Tính toán được thông số, quấn dây hoàn thành máy biến áp công suất nhỏ theo đúng yêu cầu;
+ Nhận dạng, lựa chọn và sử dụng được đúng tiêu chuẩn kỹ thuật các nhóm vật liệu điện thông dụng theo Tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn IEC;
+ Phân tích được sơđồ hệ thống cung cấp điện;
+ Trình bày được nguyên lý của các loại cảm biến;
+ Phân tích được nguyên lý của các mạch điện cảm biến;
+ Giải thích chính xác quy cách, tính chất của các loại vật liệu, linh kiện thường dùng trong lĩnh vực điện, điện tử;
+ Mô tả được tính chất, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của các thiết bị điện, điện tử;
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của các hệ thống điện, điện tử trong công nghiệp;
+ Trình bày được phương pháp sử dụng các thiết bị đo, dụng cụ cầm tay vào nghề điện, điện tử;
+ Trình bày được quy trình lắp ráp thiết bị điện, điện tử;
+ Mô tả chính xác trình tự sửa chữa các thiết bị điện, điện tử;
+ Trình bày được phương pháp vẽ, thiết kế, chế tạo mạch in;
+ Liệt kê đầy đủ các phương pháp tính toán trong thiết kế các hệ thống điện, điện tử;
+ Mô tả được quy trình vận hành, bảo trì, lắp đặt hệ thống phân phối cung cấp điện và các hệ thống điện dân dụng, công nghiệp;
+ Trình bày được các qui trình trong bảo trì, thay thế các linh kiện điện tử công suất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật;
+ Trình bày được cấu trúc và nguyên lý hoạt động của hệ điều khiển lập trình PLC của các hãng khác nhau;
+ Mô tả được cấu trúc các phần chính của hệ thống điều khiển: ngôn ngữ, liên kết, định thời của các loại PLC khác nhau;
+ Trình bày, phân tích được nguyên lý, cấu tạo của hệ thống điều khiển điện khí nén;
3. Kỹ năng
+ Sử dụng được các dụng cụ hỗ trợ cầm tay nghề điện, điện tử;
+ Đọc được chính xác các bản vẽ kỹ thuật của nghề (Bản vẽ sơ đồ lắp ráp, bản vẽ sơ đồ nguyên lý); liệt kê được vật tư, linh kiện cần cho mạch điện;
+ Lắp ráp được các thiết bị điện, điện tử;
+ Đo, kiểm tra, sửa chữa được các thiết bị điện, điện tử;
+ Tính toán, thiết kế được mạch điện tử và các hệ thống hệ thống điện dân dụng, công nghiệp theo đúng yêu cầu;
+ Sử dụng được các phần mềm thiết kế điện, điện tử;
+ Lắp ráp được các mạch điện tử đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
+ Lập được kế hoạch, tổ chức và thực hiện lắp đặt hệ thống phân phối cung cấp điện, hệ thống điện dân dụng, công nghiệp và các hệ thống tự động hóa trong công nghiệp;
+ Vận hành được hệ thống phân phối cung cấp điện, hệ thống điện dân dụng, công nghiệp và các hệ thống tự động hóa trong công nghiệp;
+ Lập trình vi điều khiển, PLC cho hệ thống điện, điện tử;
+ Sử dụng được các phần mềm ứng dụng phục vụ cho chuyên ngành, quản lý và tổ chức sản xuất;
+ Lập được kế hoạch tư vấn, giám sát và điều hành các dự án lĩnh vực điện, điện tử;
+ Giải đáp được các thắc mắc, từ đó lập được kế hoạch cung cấp các yêu cầu và lựa chọn được sản phẩm đáp ứng nhu cầu cho khách hàng;
+ Hỗ trợ các thành viên trong nhóm hay bộ phận để đảm bảo đạt mục tiêu đã đề ra.
+ Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
+ Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp và đạo đức nghề nghiệp đối với công việc được giao;
+ Có khả năng làm việc độc lập, hoặc làm việc nhóm hiệu quả;
+ Có ý thức học tập để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc; có khả năng tự tìm việc làm, tự tạo việc làm;
+ Sử dụng tiết kiệm tài nguyên năng lượng và bảo vệ môi trường.
4. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
+ Sinh viên được rèn luyện ý thức thức tự giác trong học tập, trong công việc; Thái độ làm việc nghiêm túc, tôn trọng nội quycủa cơ quan, tổ chức.
+ Có ý thức cộng đồng, trách nhiệm công dân.
+ Có tinh thần hợp tác và trách nhiệm trong công việc;
+ Có ý thức đảm bảo tính chính xác, đúng hạn trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao.
5. Vị trí việc làm:
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
– Lắp đặt thiết bị điện;
– Lắp ráp thiết bị điện tử;
– Sửa chữa thiết bị điện;
– Sửa chữa thiết bị điện tử;
– Thi công, vận hành hệ thống phân phối cung cấp điện;
– Thiết kế, lắp ráp mạch điện tử;
– Vận hành, bảo trì, sửa chữa hệ thống điều khiển tự động hóa;
-Thiết kế, thi công, vận hành và bảo trì hệ thống điện dân dụng và công nghiệp;
– Tư vấn, giám sát và điều hành các dự án lĩnh vực điện, điện tử;
– Kinh doanh thiết bị điện, điện tử.
6. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
116 tín chỉ, tương đương với 03 năm đào tạo theo niên chế.
7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
Tự học hỏi và nghiên cứu, tìm hiểu trong môi trường làm việc để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong tổ chức các hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tiếp tục học ở các khóa đào tạo nâng cao hơn nhằm hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, tăng thêm năng lực tư duy đáp ứng nhu cầu phát triển của bản thân và xã hội.
B. TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1. Giới thiệu ngành/nghề
Nghề Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử trình độ trung cấp là nghề thực hiện các công việc trong lĩnh vực dân dụng và công nghiệp như: Sửa chữa thiết bị điện, điện tử; thiết kế, lập trình, lắp đặt, kiểm tra, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống các thiết bị điện, điện tử, tự động hóa… đạt yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Các công việc của nghề chủ yếu được thực hiện tại các phân xưởng sản xuất, trong nhà máy hoặc các cơ sở sản xuất kinh doanh, có thể tự mở cửa hàng, trung tâm bảo trì sửa chữa nên môi trường và điều kiện làm việc đảm bảo an toàn – vệ sinh và sức khỏe. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ, cần phải đảm bảo các điều kiện làm việc thiết yếu như: kiến trúc nhà xưởng và mặt bằng sản xuất hợp lý, các loại thiết bị, dụng cụ phù hợp với tiêu chuẩn của từng công việc; các phần mềm giám sát, quản lý sản phẩm; hệ thống thông tin liên lạc tốt; và có các quy định nội bộ về chuẩn trong lao động, sản xuất.
Người hành nghề Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử sẽ trực tiếp tham gia: lắp đặt thiết bị điện, điện tử; thiết kế và lắp ráp mạch điện tử; sửa chữa thiết bị điện, điện tử; thiết kế, thi công, vận hành và bảo trì hệ thống cung cấp điện, hệ thống điện dân dụng và công nghiệp; vận hành, bảo trì, sửa chữa hệ thống điều khiển tự động hóa trong công nghiệp; tư vấn giám sát và điều hành các dự án thuộc lĩnh vực điện, điện tử; kinh doanh thiết bị điện, điện tử.
Đào tạo nhân lực nghề Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử trình độ trung cấp có đủ kiến thức, kỹ năng hành nghề và khả năng tổ chức làm việc theo nhóm, ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào công việc, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Đồng thời có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp; ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp; có khả năng sáng tạo thích ứng với môi trường làm việc tại các doanh nghiệp, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả; có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên các trình độ cao hơn.
2. Kiến thức:
+ Trình bày được những nội dung cơ bản về Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Hiến pháp, Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh trong giai đoạn hiện nay;
+ Trình bày được các biện pháp tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường;
+ Trình bày được những nguyên tắc và những tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn lao động, an toàn điện cho người và thiết bị;
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính chất, ứng dụng của các thiết bị điện, khí cụ điện và vật liệu điện;
+ Trình bày được các phương pháp đo các thông số và các đại lượng cơ bản của mạch điện;
+ Phát biểu được các khái niệm, định luật, định lý cơ bản trong mạch điện một chiều, xoay chiều, xoay chiều ba pha;
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy điện;
+ Tính toán được thông số, quấn dây hoàn thành máy biến áp công suất nhỏ theo đúng yêu cầu;
+ Nhận dạng, lựa chọn và sử dụng được đúng tiêu chuẩn kỹ thuật các nhóm vật liệu điện thông dụng theo Tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn IEC;
+ Giải thích được chính xác quy cách, tính chất của các loại vật liệu, linh kiện thường dùng trong lĩnh vực điện, điện tử;
+ Phân tích tính chất, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của các thiết bị điện, điện tử;
+ Phân tích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của các hệ thống điện, điện tử trong công nghiệp;
+ Trình bày được phương pháp sử dụng các thiết bị đo, dụng cụ cầm tay vào nghề điện, điện tử;
+ Phân tích quy trình lắp đặt, vận hành hệ thống điện, điện tử;
+ Liệt kê trách nhiệm và nhiệm vụ của bản thân trong mối quan hệ với các thành viên trong nhóm/bộ phận;
+ Giải thích được cách thực hiện công việc theo hướng thúc đẩy hợp tác với các thành viên trong nhóm đạt được mục tiêu đã đề ra;
+ Xác định được quy trình bàn giao ca, ghi nhật ký công việc;
3. Kỹ năng:
+ Sử dụng được các dụng cụ hỗ trợ cầm tay nghề điện, điện tử;
+ Đọc được chính xác các bản vẽ kỹ thuật của nghề (Bản vẽ sơ đồ lắp ráp, bản vẽ sơ đồ nguyên lý); liệt kê được vật tư, linh kiện cần cho mạch điện;
+ Lắp ráp được các thiết bị điện, điện tử;
+ Đo, kiểm tra, sửa chữa được các thiết bị điện, điện tử;
+ Tính toán, thiết kế được mạch điện tử và các hệ thống hệ thống điện dân dụng, công nghiệp theo đúng yêu cầu;
+ Sử dụng được các phần mềm thiết kế điện, điện tử;
+ Lắp ráp được các mạch điện tử đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
+ Lập được kế hoạch, tổ chức và thực hiện lắp đặt hệ thống phân phối cung cấp điện, hệ thống điện dân dụng, công nghiệp và các hệ thống tự động hóa trong công nghiệp;
+ Vận hành được hệ thống phân phối cung cấp điện, hệ thống điện dân dụng, công nghiệp và các hệ thống tự động hóa trong công nghiệp;
+ Sử dụng được các phần mềm ứng dụng phục vụ cho chuyên ngành, quản lý và tổ chức sản xuất;
+ Giải đáp được các thắc mắc, từ đó lập được kế hoạch cung cấp các yêu cầu và lựa chọn được sản phẩm đáp ứng nhu cầu cho khách hàng;
+ Hỗ trợ các thành viên trong nhóm hay bộ phận để đảm bảo đạt mục tiêu đã đề ra.
+ Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
+ Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp và đạo đức nghề nghiệp đối với công việc được giao;
+ Có khả năng làm việc độc lập, hoặc làm việc nhóm hiệu quả;
+ Có ý thức học tập để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc; có khả năng tự tìm việc làm, tự tạo việc làm;
+ Sử dụng tiết kiệm tài nguyên năng lượng và bảo vệ môi trường.
4. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
+ Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
+ Có khả năng giải quyết công việc, vấn đề phát sinh trong phạm vi, điều kiện làm việc thay đổi.
5. Vị trí việc làm:
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
– Lắp đặt thiết bị điện;
– Lắp ráp thiết bị điện tử;
– Sửa chữa thiết bị điện;
– Sửa chữa thiết bị điện tử;
– Thi công, vận hành hệ thống phân phối cung cấp điện;
– Lắp ráp mạch điện tử;
– Vận hành hệ thống điều khiển tự động hóa công nghiệp;
– Thi công, vận hành hệ thống điện dân dụng và công nghiệp;
– Kinh doanh thiết bị điện, điện tử.
6. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học
68 Tín chỉ, tương đương 02 năm đào tạo theo niên chế
7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
Tự học hỏi và nghiên cứu, tìm hiểu trong môi trường làm việc để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong tổ chức các hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tiếp tục học ở các khóa đào tạo nâng cao hơn nhằm hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, tăng thêm năng lực tư duy đáp ứng nhu cầu phát triển của bản thân và xã hội.