PL16 CHUẨN ĐẦU RA NGHỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (ƯDPM)

A. TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu ngành/nghề

Chương trình đào tạo nghề Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) đang tạo ra nhiều sức hút với nhu cầu nhân lực ngày càng cấp thiết trong bối cảnh thời đại cách mạng công nghệ 4.0 phủ sóng hiện nay. Với nhiều điểm đột phá, mới mẻ trong chương trình đào tạo, nghề Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) của trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội hướng đến mục tiêu cập nhật những tri thức mới, bao quát, chuyên sâu và hiện đại nhất để giúp người học thích nghi trong thời kỳ hội nhập, đồng thời đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực ngày càng cao của xã hội trước sự biến đổi liên tục của thế giới.

Ngành, nghề Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) chủ yếu tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản như: Thiết kế, lập trình, phân tích, khai thác sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa. Thực hiện các công việc tổ chức quá trình tư vấn, bảo dưỡng, sửa chữa máy tính, lập trình các ứng dụng, phát triển phần mềm, phân tích đánh giá, quản trị cơ sở dữ liệu, vận hành và quản trị thông tin cho khách hàng, bao gồm các công việc tư vấn khách hàng, tiếp nhận các yêu cầu từ khách hàng để lên kế hoạch khảo sát, phân tích, đánh giá, phát triển ứng dụng, kiểm tra và phát hiện lỗi, quản trị cho hệ thống cho khách hàng.

Người học có thể làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp có sử dụng máy tính, ứng dụng công nghệ thông tin. Các doanh nghiệp phát triển ứng dụng (với vai trò là người phát triển hệ thống, chuyển giao, hỗ trợ người dùng) hoặc các doanh nghiệp hay tổ chức khác có sử dụng máy tính, hệ thống mạng, thiết bị viễn thông, thiết bị an ninh (với vai trò là người vận hành, bảo trì và sửa chữa).

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Thông tin (Ứng dụng phần mềm) trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho sinh viên nền tảng kiến thức và kỹ năng thực hành vững chắc trong lĩnh vực phát triển phần mềm, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong thời đại chuyển đổi số. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tự tin làm việc trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin, đảm nhận các vai trò như lập trình viên, kỹ thuật viên phần mềm, kiểm thử viên hoặc chuyên viên phát triển ứng dụng.

2. Kiến thức:

+ Trình bày được các khái niệm, kiến thức chung về Công nghệ thông tin như: phần cứng, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng, mạng máy tính;

+ Mô tả được cách sử dụng và vận hành của hệ điều hành máy tính;

+ Trình bày được công dụng và cách sử dụng của các phần mềm trọng bộ công cụ Microsoft Office như: hệ soạn thảo văn bản Word, xử lý bảng tính Excel, trình chiếu Power Point;

+ Phân tích và thiết kế được các chức năng trong các bài toán lập trình;

+ Xây dựng được các cơ sở dữ liệu đạt chuẩn cho các bài toán trong lập trình;

+ Mô tả được cách sử dụng các hệ quản trị cơ sở dữ liệu (SQL Server, MySQL);

+ Trình bày được cấu trúc và cú pháp của các ngôn ngữ lập trình HTML, CSS, C#, …..

+ Được trang bị thêm về ngoại ngữ, những kỹ năng mềm.

3. Kỹ năng

+ Sử dụng được thành thạo hệ điều hành máy tính: Windows;

+ Lắp ráp được một máy vi tính hoàn chỉnh, sửa chữa được những lỗi cơ bản;

+ Biết cách chia sẻ thông tin, dữ liệu qua mạng máy tính;

+ Sử dụng được thành thạo các chức năng của các phần mềm trọng bộ công cụ Microsoft Office như: hệ soạn thảo văn bản Word, xử lý bảng tính Excel, trình chiếu Power Point;

+ Thiết kế và quản trị được Cơ sở dữ liệu bằng các hệ quản trị cơ sở dữ liệu: SQL Server, MySQL;

+ Tạo được các ứng dụng, phần mềm như: Website thương mại điện tử, phần mềm quản lý,…

+ Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề;

+ Tổ chức, điều hành được các hoạt động của nhóm trong công việc chuyên môn nghề nghiệp và các hoạt động tập thể;

+ Thể hiện được thái độ ứng xử văn hóa với đồng nghiệp, đối tác và khách hàng trong hoạt động nghề nghiệp;

+ Chấp hành tốt văn hóa công sở và các qui định trong hoạt động nghề nghiệp cũng như ngoài xã hội;

+ Thích ứng được với sự thay đổi trong thời kỳ công nghệ 4.0.

4. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

– Rèn luyện khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

– Hướng dẫn, giám sát được những người khác thực hiện nhiệm vụ; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

– Đánh giá được chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

– Thể hiện đúng đạo đức nghề nghiệp, có ý thức cộng đồng, tinh thần trách nhiệm tốt, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý, cẩn thận, tỉ mỉ và hiệu quả trong các công việc;

– Tinh thần hợp tác nhóm tốt, chủ động thực hiện công việc được giao và có tác phong công nghiệp;

– Chấp hành nghiêm quy định về bảo hộ lao động, an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy;

– Rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; kỹ năng nghề nghiệp.

5. Vị trí việc làm:

Sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu ứng dụng phần mềm tin học trong các hoạt động quản lý, nghiệp vụ kinh doanh sản xuất. Cụ thể:

+ Nhân viên văn phòng (đánh máy vi tính; soạn thảo văn bản; khai thác, tổng hợp, lập báo cáo và quản trị cơ sở dữ liệu khách hàng…)

+ Kỹ thuật viên lắp ráp và bảo trì máy vi tính;

+ Nhân viên tư vấn và chuyển giao phần mềm ứng dụng;

+ Nhân viên thiết kế, kiểm thử phần mềm ứng dụng;

+ Nhân viên quản trị hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu;

+ Kỹ thật viên lập trình ứng dụng Windows và ứng dụng di động;

+ Kỹ thuật viên thiết kế, lập trình và quản trị website;

6. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

109 tín chỉ, tương đương với 03 năm đào tạo theo niên chế.

7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

Tự học hỏi và nghiên cứu, tìm hiểu trong môi trường làm việc để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong tổ chức các hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tiếp tục học ở các khóa đào tạo nâng cao hơn nhằm hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, tăng thêm năng lực tư duy đáp ứng nhu cầu phát triển của bản thân và xã hội.

B. TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1. Giới thiệu ngành/nghề

Chương trình đào tạo nghề Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) thông đang tạo ra nhiều sức hút với nhu cầu nhân lực ngày càng cấp thiết trong bối cảnh thời đại cách mạng công nghệ 4.0 phủ sóng hiện nay. Với nhiều điểm đột phá, mới mẻ trong chương trình đào tạo, nghề Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) hướng đến mục tiêu cập nhật những tri thức mới, bao quát, chuyên sâu và hiện đại nhất để giúp người học thích nghi trong thời kỳ hội nhập, đồng thời đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực ngày càng cao của xã hội trước sự biến đổi liên tục của thế giới.

Ngành, nghề Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) chủ yếu tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản như: Thiết kế, lập trình, phân tích, khai thác sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa. Thực hiện các công việc tổ chức quá trình tư vấn, bảo dưỡng, sửa chữa máy tính, lập trình các ứng dụng, phát triển phần mềm, phân tích đánh giá, quản trị cơ sở dữ liệu, vận hành và quản trị thông tin cho khách hàng, bao gồm các công việc tư vấn khách hàng, tiếp nhận các yêu cầu từ khách hàng để lên kế hoạch khảo sát, phân tích, đánh giá, phát triển ứng dụng, kiểm tra và phát hiện lỗi, quản trị cho hệ thống và cho khách hàng.

Người học có thể làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp có sử dụng máy tính, ứng dụng công nghệ thông tin. Các doanh nghiệp phát triển ứng dụng (với vai trò là người phát triển hệ thống, chuyển giao, hỗ trợ người dùng) hoặc các doanh nghiệp hay tổ chức khác có sử dụng máy tính, hệ thống mạng, thiết bị viễn thông, thiết bị an ninh (với vai trò là người vận hành, bảo trì và sửa chữa).

Đào tạo trình độ trung cấp nghề Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) trang bị cho người học kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề Công nghệ thông tin, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết các tình huống trong thực tế nghề nghiệp; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. Kiến thức:

– Trình bày được các kiến thức cơ bản về máy tính;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định;

– Liệt kê được các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước;

– Kể được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với ngành, nghề được đào tạo;

– Xác định được kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên áp dụng vào việc tiếp thu các kiến thức giáo dục/ hoạt động nghề nghiệp ngành, nghề Công nghệ thông tin;

– Mô tả được cấu tạo và giải thích được nguyên lý hoạt động các cơ cấu, hệ thống trong máy tính;

– Đọc, phân tích, tính toán, tra cứu được các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành công nghệ thông tin;

– Lập được qui trình và phân tích được nội dung các công việc trong quy phát triển ứng dụng công nghệ thông tin;

– Phân tích được một số sai hỏng cơ bản và trình bày được các phương pháp chẩn đoán sai hỏng của các ứng dụng công nghệ thông tin;

– Mô tả được cấu tạo, nguyên lý, quy trình sử dụng, vận hành của các trang thiết bị dùng trong lĩnh vực ngành, nghề Công nghệ thông tin;

– Trình bày được ý nghĩa, các nội dung của kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ và vệ sinh công nghiệp ngành, nghề Công nghệ thông tin;

– Mô tả được các kỹ năng, thao tác cơ bản trong vận hành; bảo dưỡng và sửa chữa ứng dụng công nghệ thông tinh;

3. Kỹ năng:

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định;

– Kết nối, điều khiển được máy tính và các thiết bị ngoại vi, mạng máy tính;

– Phân tích, tổ chức và thực hiện đúng quy trình vệ sinh các trang thiết bị cũng như kỹ năng sử dụng thiết bị an toàn lao động, kỹ năng đảm bảo an toàn trong lao động nghề nghiệp;

– Lắp ráp, kết nối, sử dụng được hệ thống máy tính và các thiết bị ngoại vi, thiết bị an ninh;

– Hỗ trợ, tìm hiểu được nhu cầu của khách hàng, tư vấn cho khách hàng, hình thành sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng;

– Tra cứu được tài liệu trên Internet bằng ngôn ngữ tiếng Việt hoặc tiếng Anh phục vụ cho yêu cầu công việc;

– Hướng dẫn được các thợ bậc thấp hơn;

– Ghi được nhật ký cũng như báo cáo công việc, tiến độ công việc;

– Thực hiện được các biện pháp vệ sinh công nghiệp, cháy, nổ, chập điện, an toàn lao động;

– Xây dựng được các bài thuyết trình, thảo luận, làm chủ tình huống;

– Phát triển được ứng dụng, sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng;

– Thiết kế, xây dựng được cơ sở dữ liệu theo yêu cầu, tính chất của công việc được giao;

– Sao lưu, phục hồi được dữ liệu đảm bảo tính sẵn sàng của hệ thống;

– Thiết kế, xây dựng được hệ thống mạng cơ bản;

– Xây dựng được các hệ thống thông tin đáp ứng kỳ vọng của khách hàng;

– Triển khai, cài đặt, vận hành (quản trị) được hệ thống thông tin cho doanh nghiệp;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Tổ chức, điều hành được các hoạt động của nhóm trong công việc chuyên môn nghề nghiệp và các hoạt động tập thể;

– Thể hiện được thái độ ứng xử văn hóa với đồng nghiệp, đối tác và khách hàng trong hoạt động nghề nghiệp;

– Chấp hành tốt văn hóa công sở và các qui định trong hoạt động nghề nghiệp cũng như ngoài xã hội;

– Thích ứng được với sự thay đổi trong thời kỳ công nghệ 4.0.

4. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

– Rèn luyện khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

– Hướng dẫn, giám sát được những người khác thực hiện nhiệm vụ; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

– Đánh giá được chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

– Thể hiện đúng đạo đức nghề nghiệp, có ý thức cộng đồng, tinh thần trách nhiệm tốt, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý, cẩn thận, tỉ mỉ và hiệu quả trong các công việc;

– Tinh thần hợp tác nhóm tốt, chủ động thực hiện công việc được giao và có tác phong công nghiệp;

– Chấp hành nghiêm quy định về bảo hộ lao động, an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy;

– Rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; kỹ năng nghề nghiệp.

5. Vị trí việc làm:

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Khai thác dịch vụ công nghệ thông tin;

– Quản trị hệ thống phần mềm;

– Xử lý dữ liệu;

– Lập trình ứng dụng;

– Quản trị mạng máy tính;

– Bảo trì máy tính.

6. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

72 Tín chỉ, tương đương 02 năm đào tạo theo niên chế

7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

Tự học hỏi và nghiên cứu, tìm hiểu trong môi trường làm việc để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong tổ chức các hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tiếp tục học ở các khóa đào tạo nâng cao hơn nhằm hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, tăng thêm năng lực tư duy đáp ứng nhu cầu phát triển của bản thân và xã hội.

All in one