PL17 CHUẨN ĐẦU RA NGHỀ KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH

A. TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1. Giới thiệu ngành/nghề

Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trình độ trung cấp là ngành, nghề thực hiện: Sửa chữa các thành phần cơ bản của hệ thống máy tính; sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị ngoại vi của hệ thống máy tính; sửa chữa màn hình; sửa chữa máy in; lắp ráp phần cứng hệ thống máy tính; cài đặt phần mềm; thiết kế, lắp đặt hệ thống mạng; sửa chữa máy tính xách tay; bảo dưỡng máy tính xách tay; bảo dưỡng hệ thống máy tính; nâng cấp hệ thống máy tính.

Người làm nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính thường làm việc tại các công ty có trang bị hệ thống máy tính, các thiết bị văn phòng; các tòa nhà có trang bị hệ thống máy tính; các công ty kinh doanh máy tính và các thiết bị công nghệ thông tin, hãng sản xuất, bảo trì máy tính, thiết bị, linh kiện máy tính.

Người làm nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính đòi hỏi tính cẩn trọng, an toàn điện, điện tử; có phương pháp tư duy khoa học, sáng tạo, có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm; có trình độ tiếng Anh, đọc và hiểu một phần các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành; có ý thức tổ chức kỷ luật, có sức khoẻ, lòng yêu nghề, có ý thức đầy đủ với cộng đồng và xã hội, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Học sinh tốt nghiệp ngành kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính được trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về công nghệ thông tin nói chung và kỹ thuật sửa chữa máy tính nói riêng, cũng như được định hướng một số vấn đề hiện đại tiệm cận với kiến thức chung về công nghệ thông tin của thế giới.

Học sinh tốt nghiệp nghềkỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính được đào tạo kỹ năng thực hành cao trong hầu hết các lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin cho phép học sinh tốt nghiệp dễ dàng hòa nhập và phát triển trong môi trường làm việc mới. Ngoài ra, học sinh nghềkỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tínhcũng được trang bị kỹ năng tự học tập, nghiên cứu, làm việc theo nhóm và kỹ năng giao tiếp.

Học sinh tốt nghiệp nghề kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tínhcó phẩm chất chính trị tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, có đạo đức nghề nghiệp về bảo vệ thông tin, bản quyền, có tinh thần làm việc theo nhóm, rèn luyện thường xuyên tính kỷ luật và khả năng giao tiếp.

2. Kiến thức:

– Trình bày được các kiến thức cơ bản về máy tính, điện tử máy tính, mạng máy tính;

– Xác định được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thành phần trong hệ thống máy tính;

– Đọc và hiểu các thông số kỹ thuật của các thành phần phần cứng máy tính;

– Trình bày được nguyên lý và phương thức lưu trữ dữ liệu trong máy tính;

– Trình bày được nguyên lý làm việc của hệ điều hành;

– Trình bày được các kiến thức cơ bản về lập trình trên máy tính;

– Mô tả được việc lắp ráp, cài đặt, sửa chữa và bảo trì hệ thống máy tính, màn hình máy tính, máy in;

– Mô tả được việc tháo lắp, cài đặt, và bảo dưỡng máy tính xách tay;

– Phân tích, thiết kế hệ thống mạng cho doanh nghiệp;

– Phân tích, đánh giá  được hiện trạng hệ thống máy tính, lập kế hoạch nâng cấp hệ thống máy tính và mạng máy tính;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định;

– Lắp đặt được hệ thống máy tính và các thành phần, thiết bị ngoại vi;

– Lắp ráp, cài đặt, cấu hình được hệ điều hành và các ứng dụng phần mềm;

– Chẩn đoán được, sửa chữa được phần cứng máy tính, màn hình máy tính và máy in;

– Chẩn đoán được và xử lý được các sự cố phần mềm máy tính;

– Bảo trì, sửa chữa và nâng cấp được phần mềm và phần cứng máy tính;

– Thiết kế, lắp đặt và bảo dưỡng được mạng hệ thống mạng;

– Thực hiện được việc tổ chức, quản lý một tổ kỹ thuật, một cửa hàng lắp ráp, bảo trì, bảo dưỡng máy tính;

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một  số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

– Có khả năng giao tiếp trong cuộc sống cá nhân nói chung và trong công việc, kinh doanh nói riêng;

– Nâng cao kỹ năng và nghệ thuật giao tiếp, cũng như hoàn toàn có khả năng tự tin trước bất cứ tình huống nào trong cuộc sống cá nhân và công việc.

– Tổ chức và hoạt động một cách hiệu quả trong nhóm làm việc, có khả năng giải quyết và xây dựng nhóm làm việc.

– Tổ chức và quản lý quỹ thời gian một cách hiệu quả.

– Có khả năng xin việc và tự tạo việc làm cho bản thân.

4. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

– Thực hiện công việc có đạo đức, ý thức về nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, thái độ phục vụ; động cơ nghề nghiệp đúng đắn, tôn trọng bản quyền, sở hữu trí tuệ trong ứng dụng phần mềm. Cần cù, chịu khó và sáng tạo, thực hiện tốt kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, doanh nghiệp;

– Thích nghi được với các môi trường làm việc khác nhau (doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài);

– Thực hiện trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

– Đánh giá được chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của cá nhân và trong nhóm.

– Chính trị, đạo đức:

  • Trình bày được một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh về truyền thống yêu nước của dân tộc, của giai cấp công nhân Việt Nam, về vai trò lãnh đạo, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước;
  • Thực hiện được quyền, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Nhận thức và biết giữ gìn, phát huy truyền thống của giai cấp công nhân; biết kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam;
  • Tự giác học tập để nâng cao trình độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; vận dụng được những kiến thức đã học để tu dưỡng, rèn luyện trở thành người lao động có lương tâm nghề nghiệp, chủ động, sáng tạo, có ý thức trách nhiệm cao; có lối sống khiêm tốn giản dị, trong sạch lành mạnh, có tác phong công nghiệp.

– Thể chất, quốc phòng:

  • Phân biệt được kiến thức, kỹ năng cơ bản và phương pháp tập luyện về thể dục thể thao nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực để học tập, lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp;
  • Trình bày được kiến thức, kỹ năng cơ bản trong chương trình Giáo dục quốc phòng – An ninh;

Có ý thức tổ chức kỷ luật và tự giác trong thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

5. Vị trí việc làm:

  • Làm việc tại các doanh nghiệp có trang bị hệ thống máy tính, các thiết bị văn phòng; các toà nhà có trang bị hệ thống máy tính; các công ty chuyên kinh doanhmáy tính và các thiết bị công nghệ thông tin, hãng sản xuất, bảo trì máy tính, thiết bị, linh kiện máy tính;
  • Làm việc tại các trường học ở vị trí phòng thực hành, xưởng thực tập, dạy học cho các đối tượng có bậc nghề thấp hơn;
  • Có thể học tiếp tục ở bậc cao đẳng, đại học;
  • Tự mở doanh nghiệp.
  • Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
  • Cài đặt, cấu hình phần mềm;
  • Lắp ráp, bảo trì máy tính;
  • Sửa chữa máy tính;
  • Sửa chữa màn hình máy tính, máy in;
  • Phân tích và thiết kế hệ thống mạng;

Lắp đặt hệ thống mạng.

6. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

67 tín chỉ, tương đương với 02 năm đào tạo theo niên chế.

7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

Tự học hỏi và nghiên cứu, tìm hiểu trong môi trường làm việc để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong tổ chức các hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tiếp tục học ở các khóa đào tạo nâng cao hơn nhằm hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, tăng thêm năng lực tư duy đáp ứng nhu cầu phát triển của bản thân và xã hội.

All in one