A. TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1. Giới thiệu ngành/nghề
Nghề Chế biến thực phẩm trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc tiếp nhận và bảo quản nguyên vật liệu, sơ chế nguyên liệu, phối trộn nguyên liệu thực phẩm, định hình nguyên liệu thực phẩm để sản xuất ra các sản phẩm thực phẩm, sử dụng các quy trình công nghệ và thiết bị chuyên dụng để chế biến các nguyên liệu có nguồn gốc từ sản phẩm nông nghiệp để chế biến thành các sản phẩm thực phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Các công việc của nghề được thực hiện tại các cơ sở chế biến, sản xuất, nghiên cứu và kinh doanh thực phẩm với điều kiện môi trường không ổn định về nhiệt độ, độ ẩm, tiếp xúc với thiết bị, máy và hóa chất.
Để làm việc, người lao động phải có sức khỏe và đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức xã hội, chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc; phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng cập nhật công nghệ, rèn luyện tính cẩn thận, trung thực và xây dựng ý thức trách nhiệm cộng đồng và đam mê nghề.
Chương trình đào tạo trình độ cao đẳng ngành, nghề Chế biến thực phẩm nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm: có năng lực hành nghề nghiệp tương ứng với trình độ cao đẳng; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động. Sinh viên được bổ sung thêm các kiến thức nâng cao về chế biến thực phẩm; cập nhật và rèn luyện kỹ năng thực hành nghề nghiệp về các quá trình công nghệ chế biến các loại thực phẩm để có thể đảm nhận các công việc ở các nhà máy, các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm với quy mô lớn hơn và công nghệ hiện đại hơn. Sinh viên còn có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, tự học, tiếp tục học tập nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của mình theo nhu cầu xã hội.
2. Kiến thức:
+ Trình bày được các thành phần hóa học, các quá trình biến đổi của nguyên liệu trong bảo quản và chế biến thực phẩm;
+ Trình bày được các phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong chế biến;
+ Trình bày được quy trình công nghệ và các điều kiện kỹ thuật trong chế biến các sản phẩm thực phẩm;
+ Phân tích được các sự cố và cách khắc phục sự cố trong chế biến thực phẩm;
+ Trình bày được các quá trình cơ bản trong chế biến thực phẩm;
+ Mô tả được nguyên lý hoạt động, đặc tính kỹ thuật và quy trình vận hành an toàn máy và thiết bị trong quá trình chế biến;
+ Mô tả được các phương pháp phân loại, kỹ thuật bao gói và bảo quản sản phẩm thực phẩm;
+ Trình bày được các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến ISO và HACCP;
+ Mô tả được phương pháp lập kế hoạch và xây dựng phương án quản lý sản xuất;
+ Giải thích được vai trò của an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong sản xuất, quy trình 5S từ đó hình thành tính cẩn thận, chính xác, logic khoa học;
+ Trình bày được các nội dung cơ bản về chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất và quốc phòng an ninh.
+ Trình bày được các biện pháp tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường;
3. Kỹ năng
+ Lựa chọn đúng nguyên liệu sử dụng trong quá trình chế biến thực phẩm và bảo quản được từng loại nguyên liệu theo đúng yêu cầu;
+ Kiểm tra và đánh giá được chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật;
+ Thực hiện được các thao tác trong từng công đoạn của quy trình chế biến, phát hiện được các sự cố trong quá trình thực hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời;
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ chế biến; kiểm tra được các thông số kỹ thuật và vận hành an toàn các hệ thống thiết bị trong dây chuyền chế biến;
+ Thực hiện thành thạo các phương pháp phân loại, kỹ thuật bao gói và bảo quản sản phẩm thực phẩm;
+ Kiểm tra, đánh giá được các nội dung của hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến ISO và HACCP;
+ Xây dựng được kế hoạch và phương án quản lý sản xuất;
+ Tổ chức thực hiện được việc kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ tại khu vực sản xuất;
+ Ứng dụng được công nghệ mới vào trong sản xuất, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm;
+ Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
+ Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
+ Sử dụng được các kỹ năng mềm trong hoạt động các công việc;
+ Thực hiện được quy trình 5S trong thực hành, thực tập và công việc sau này.
+ Nhận thức đúng đắn quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh trong giai đoạn hiện nay.
+ Thích ứng được với sự thay đổi trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
4. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
+ Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi của ngành, nghề;
+ Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
+ Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
+ Có ý thức trách nhiệm, cẩn thận, trung thực trong công việc;
+ Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc nhóm, linh hoạt áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất;
+ Tuân thủ các nội quy, quy định của nhà máy, quy định về an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ.
+ Sử dụng tiết kiệm tài nguyên năng lượng và bảo vệ môi trường.
5. Vị trí việc làm:
+ Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi của ngành, nghề;
+ Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
+ Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
+ Có ý thức trách nhiệm, cẩn thận, trung thực trong công việc;
+ Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc nhóm, linh hoạt áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất;
+ Tuân thủ các nội quy, quy định của nhà máy, quy định về an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ.
+ Sử dụng tiết kiệm tài nguyên năng lượng và bảo vệ môi trường.
6. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
129 tín chỉ, tương đương với 03 năm đào tạo theo niên chế.
7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
Tự học hỏi và nghiên cứu, tìm hiểu trong môi trường làm việc để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong tổ chức các hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tiếp tục học ở các khóa đào tạo nâng cao hơn nhằm hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, tăng thêm năng lực tư duy đáp ứng nhu cầu phát triển của bản thân và xã hội.
B. TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1. Giới thiệu ngành/nghề
Nghề Chế biến thực phẩm trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc tiếp nhận và bảo quản nguyên vật liệu, sơ chế nguyên liệu, phối trộn nguyên liệu thực phẩm, định hình nguyên liệu thực phẩm để sản xuất ra các sản phẩm thực phẩm, sử dụng các quy trình công nghệ và thiết bị chuyên dụng để chế biến các nguyên liệu có nguồn gốc từ sản phẩm nông nghiệp để chế biến thành các sản phẩm thực phẩm đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Các công việc của nghề được thực hiện tại các cơ sở chế biến, sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu thực phẩm với điều kiện môi trường không ổn định về nhiệt độ, độ ẩm, tiếp xúc với thiết bị, máy và hóa chất nên cần đảm bảo an toàn lao động, an toàn thực phẩm.
Các trang thiết bị, dụng cụ chính và cơ sở vật chất phục vụ cho nghề gồm: thiết bị đồng hóa, thiết bị định hình, thiết bị cô đặc, thiết bị sấy, các loại máy sàng, máy trộn, máy li tâm, máy cán, máy cắt, thiết bị chiên…
Để làm việc, người lao động phải có sức khỏe và đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức xã hội, chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc; phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng cập nhật công nghệ, rèn luyện tính cẩn thận, trung thực và xây dựng ý thức trách nhiệm cộng đồng và đam mê nghề.
Chương trình đào tạo trình độ trung cấp nghề Chế biến thực phẩm nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho lĩnh vực sản xuất, chế biến và bảo quản thực phẩm người học được đào tạo có kiến thức chuyên môn vững vàng và kỹ năng thực hành tốt; có khả năng trực tiếp sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật, kiểm soát chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm tại các sở sở sản xuất kinh doanh chế biến, dự trữ lương thực – thực phẩm; các đơn vị sản xuất kinh doanh chế biến ngành công nghiệp thực phẩm; Đồng thời có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp; ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp; có khả năng sáng tạo thích ứng với môi trường làm việc tại các doanh nghiệp, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả; có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên các trình độ cao hơn.
2. Kiến thức:
+ Trình bày được các quá trình biến đổi của nguyên liệu trong bảo quản và chế biến thực phẩm;
+ Trình bày được quy trình công nghệ trong chế biến các sản phẩm thực phẩm; liệt kê được các sự cố thông thường trong chế biến thực phẩm;
+ Mô tả được nguyên lý hoạt động, đặc tính kỹ thuật và qui trình vận hành an toàn máy và thiết bị trong quá trình chế biến;
+ Mô tả được các phương pháp phân loại và bảo quản sản phẩm;
+ Trình bày được các phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong chế biến;
+ Giải thích được vai trò của an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp theo quy trình 5S trong sản xuất;
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định;
– Trình bày được các biện pháp tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường;
3. Kỹ năng:
+ Lựa chọn được các nguyên liệu cơ bản sử dụng trong quá trình chế biến thực phẩm và bảo quản nguyên liệu theo đúng yêu cầu;
+ Kiểm tra và đánh giá được chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật;
+ Kiểm tra được các thông số kỹ thuật và vân hành an toàn các hệ thống thiết bị trong dây chuyền chế biến;
+ Thực hiện được các thao tác trong từng công đoạn của quy trình chế biến; Thực hiện được các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất;
+ Tổ chức thực hiện được việc kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ tại khu vực sản xuất;
+ Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của nghề chế biến thực phẩm;
+ Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của nghề Chế biến thực phẩm
+ Sử dụng được các kỹ năng mềm trong hoạt động các công việc;
+ Thực hiện được quy trình 5S trong thực hành, thực tập và công việc sau này.
+ Nhận thức đúng đắn quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh trong giai đoạn hiện nay.
+ Thích ứng được với sự thay đổi trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
4. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
+ Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;
+ Đánh giá hoạt động của cá nhân và một phần kết của thực hiện của nhóm;
+ Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản thiết bị, dụng cụ trong dây chuyền sản xuất;
+ Tự giác học tập, rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn;
+ Tuân thủ các nội quy, quy định của nhà máy, quy định về an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ;
+ Sử dụng tiết kiệm tài nguyên năng lượng và bảo vệ môi trường.
5. Vị trí việc làm:
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của nghề Chế biến thực phẩm bao gồm:
– Tiếp nhận và bảo quản nguyên vật liệu; Sơ chế nguyên liệu;
– Phối trộn nguyên liệu thực phẩm; Định hình nguyên liệu thực phẩm;
– Lắng, lọc, ly tâm; Đồng hóa nguyên liệu thực phẩm;
– Xử lý thực phẩm ở nhiệt độ thấp; Xử lý thực phẩm ở nhiệt độ cao;
– Thanh trùng và tiệt trùng thực phẩm; Làm lạnh và đông lạnh;
– Đóng gói; Tiếp nhận và bảo quản thực phẩm;
– Vệ sinh nhà xưởng trong quá trình chế biến;
– Kiểm tra chất lượng;
6. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học
85 Tín chỉ, tương đương 02 năm đào tạo theo niên chế
7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ
Tự học hỏi và nghiên cứu, tìm hiểu trong môi trường làm việc để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong tổ chức các hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tiếp tục học ở các khóa đào tạo nâng cao hơn nhằm hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, tăng thêm năng lực tư duy đáp ứng nhu cầu phát triển của bản thân và xã hội.