PL2 CHUẨN ĐẦU RA NGHỀ CƠ ĐIỆN TỬ

A. TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu ngành/nghề

Đào tạo nhân lực Cơ điện tử trình độ cao đẳng có đủ kiến thức, kỹ năng hành nghề và khả năng tổ chức làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh trực tiếp, tham gia lắp đặt, kiểm tra, vận hành chuyển giao thiết bị và thực hiện sửa chữa, bảo trì, bảo hành cho khách hàng các thiết bị cơ điện tử .

Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo có khả năng khai thác, ứng dụng các sản phẩm cơ điện tử, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Đồng thời có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp; ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp; có khả năng sáng tạo thích ứng với môi trường làm việc tại các doanh nghiệp, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả; có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên các trình độ cao hơn.

2. Kiến thức:

+ Giải thích, chia sẻ được kiến thức về an toàn lao động trong môi trường công nghiệp, để nâng cao ý thức và nhận biết tầm quan trọng của môi trường sản xuất;

+ Trình bày được các quy định, tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật của nghề;

+ Phân tích được quy cách, tính chất của các loại vật liệu trong lĩnh vực ngành, nghề;

+ Trình bày được nội dung cơ bản của đo lường dung sai, vẽ kỹ thuật, công nghệ chế tạo cơ khí, nguyên lý chi tiết máy, công nghệ CAD/CAM/CNC;

+ Trình bày được các loại năng lượng truyền động trong công nghiệp: khí nén, thủy lực, truyền động điện, các dạng năng lượng tái tạo;

+ Trình bày được những kiến thức về điện – điện tử: điện kỹ thuật, điện tử, điều khiển truyền động điện, cảm biến đo lường, điện tử công suất; các kỹ thuật về điều khiển: điều khiển bằng rơ le, điều khiển bằng PLC, vi điều khiển, robot công nghiệp, máy điều khiển theo chương trình số CNC; mô phỏng và tính toán bằng phần mềm chuyên dụng.

+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về hệ thống cơ điện tử, hệ modul sản xuất linh hoạt MPS, hệ thống điều khiển quá trình PCS, mạng truyền thông;

+ Trình bày, giải đáp được các vấn đề thuộc lĩnh vực hệ thống cơ điện tử hoặc các loại sản phẩm cơ điện tử; tư vấn thiết kế, chuyển giao công nghệ phương pháp khai thác và ứng dụng thực tiễn các công nghệ sản xuất hiện đại;

+ Trình bày được phương pháp lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá các quá trình sản xuất công nghiệp thực tế và các mối quan hệ kỹ thuật – công nghệ – kinh tế giữa các công đoạn trong sản xuất công nghiệp;

+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

+ Trình bày được những nội dung cơ bản về Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Hiến pháp, Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh trong giai đoạn hiện nay.

3. Kỹ năng

+ Đọc được các bản vẽ kỹ thuật về hệ thống cơ điện tử, điều khiển, vi điều khiển… của nghề;

+ Lắp đặt, vận hành, khai thác được các hệ thống cơ điện tử, các loại sản phẩm cơ điện tử với các hệ thống truyền động cơ khí, khí nén, thuỷ lực, điều khiển truyền động điện;

+ Vận dụng được các phương thức điều khiển: lập trình PLC, vi điều khiển, robot, các loại cảm biến, mạng truyền thông công nghiệp trong công việc chuyên của nghề;

+ Lập được kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá các quá trình sản xuất công nghiệp thực tế và các mối quan hệ kỹ thuật – công nghệ – kinh tế giữa các công đoạn trong sản xuất công nghiệp;

+ Quản lý, tổ chức, bảo trì được các hệ thống công nghiệp, ứng dụng máy tính trong quá trình xây dựng kế hoạch bảo trì các hệ thống công nghiệp trong các công ty, xí nghiệp;

+ Đề xuất, lập được dự án, tham gia tổ chức, điều hành và quản lý kỹ thuật cho trạm và hệ thống tự động cũng như trong các hoạt động dịch vụ kỹ thuật;

+ Lập được quy trình công nghệ và gia công các sản phẩm bằng công nghệ CAD/CAM/CNC; tiếp cận và phát triển các công nghệ mới ứng dụng phục vụ cho chuyên ngành.

+ Giám sát và đánh giá được tình trạng hoạt động của hệ thống cơ điện tử và quản lý, tổ chức sản xuất hiệu quả.

+ Bảo trì, sửa chữa được các cơ cấu truyền động cơ khí, các thiết bị điện – điện tử, hệ thống thủy lực – khí nén trong lĩnh vực cơ điện tử;

+ Sử dụng tiết kiệm năng lượng, hạn mức vật liệu tiêu hao và tận dụng tái tạo bảo vệ môi trường

+ Thực hiện vệ sinh công nghiệp theo tiêu chuẩn 5S

+ Sử dụng được các kỹ năng mềm trong hoạt động nghề nghiệp cũng như các công việc khác;

+ Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

+ Sử dụng được Tiếng Anh đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được tiếng Anh vào công việc chuyên môn của ngành, nghề;

+ Nhận thức đúng đắn quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh trong giai đoạn hiện nay.

4. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

+ Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp; tinh thần trách nhiệm;

+ Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

+ Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

+ Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

+ Có ý thức học tập để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc; có khả năng tự tìm việc làm, tự tạo việc làm.

+ Sử dụng tiết kiệm tài nguyên năng lượng và bảo vệ môi trường.

5. Vị trí việc làm:

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí làm việc của ngành, nghề bao gồm:

– Gia công các chi tiết cơ khí

– Lắp ráp cơ khí trong hệ thống cơ điện tử

– Lắp ráp điện, điện tử trong hệ thống cơ điện tử

– Lắp ráp khí nén, thủy lực trong hệ thông cơ điện tử

– Vận hành và giám sát hệ thống cơ điện tử

– Lập trình điều khiển hệ thống cơ điện tử

– Lập trình, vận hành robot công nghiệp

– Bảo trì và nâng cấp hệ thống cơ điện tử

– Kinh doanh trong lĩnh vực cơ điện tử

6. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

131 tín chỉ, tương đương 03 năm đào tạo theo niên chế.

7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

Tự học hỏi và nghiên cứu, tìm hiểu trong môi trường làm việc để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong tổ chức các hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tiếp tục học ở các khóa đào tạo nâng cao hơn nhằm hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, tăng thêm năng lực tư duy đáp ứng nhu cầu phát triển của bản thân và xã hội.

B. TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1. Giới thiệu ngành/nghề

Đào tạo nhân lực nghề Cơ điện tử trình độ trung cấp có đủ kiến thức, kỹ năng hành nghề và khả năng tổ chức làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh trực tiếp, tham gia lắp đặt, kiểm tra, vận hành chuyển giao thiết bị và thực hiện sửa chữa, bảo trì, bảo hành cho khách hàng các thiết bị điện tự động hoá, các hệ thống sản xuất linh hoạt, các máy gia công kim loại vạn năng… đạt yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn.

Người học tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Đồng thời có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp; ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp; có khả năng sáng tạo thích ứng với môi trường làm việc tại các doanh nghiệp, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả; có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên các trình độ cao hơn.

2. Kiến thức:

+ Nêu được các quy định, tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật của nghề

+ Trình bày được kiến thức về an toàn lao động, môi trường công nghiệp để nâng cao ý thức và nhận biết tầm quan trọng của vấn đề môi trường;

+ Mô tả, giải thích được quy cách, tính chất của các loại vật liệu thường dùng trong lĩnh vực cơ khí, điện, điện tử, thủy lực – khí nén;

+ Trình bày được tính chất, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của các cơ cấu truyền động cơ khí, cụm thiết bị điện – điện tử, hệ thống thủy lực – khí nén trong lĩnh vực cơ điện tử;

+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của các hệ thống cơ điện tử;

+ Trình bày quy trình gia công chi tiết trên máy

+ Trình bày được phương pháp lập trình PLC vào hệ thống cơ điện tử.

+ Ứng dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào công việc thực tế của nghề.

+ Trình bày được những nội dung cơ bản về Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Hiến pháp, Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh trong giai đoạn hiện nay.

3. Kỹ năng:

+ Đọc được các bản vẽ kỹ thuật về hệ thống cơ điện tử, điều khiển … của nghề ;

+ Lắp đặt, vận hành, khai thác được các hệ thống cơ điện tử, các loại sản phẩm cơ điện tử với các hệ thống truyền động cơ khí, điện – khí nén, điều khiển truyền động điện.

+ Vận dụng được các phương thức điều khiển: lập trình PLC, các loại cảm biến, mạng truyền thông công nghiệp trong công việc được giao;

+ Ứng dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào công việc thực tế của nghề để phục vụ lắp đặt, vận hành, bảo trì các hệ thống sản xuất công nghiệp trong các doanh nghiệp;

+ Điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu của hệ thống sản xuất cơ điện tử; thực hiện gia công các sản phảm bằng công nghệ số.

+ Bảo trì, sửa chữa được các cơ cấu truyền động cơ khí, các thiết bị điện – điện tử, hệ thống khí nén trong lĩnh vực cơ điện tử;

+ Sử dụng tiết kiệm năng lượng, hạn mức vật liệu tiêu hao và tận dụng tái tạo bảo vệ môi trường

+ Thực hiện vệ sinh công nghiệp theo tiêu chuẩn 5S

+ Sử dụng được các kỹ năng mềm trong hoạt động quản trị doanh nghiệp cũng như các công việc khác;

+ Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng được công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của nghề;

+ Sử dụng được tiếng Anh cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được tiếng Anh vào công việc chuyên môn của nghề.

+ Nhận thức đúng đắn quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh trong giai đoạn hiện nay.

4. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

+ Có thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp và đạo đức nghề nghiệp đối với công việc được giao.

+ Có khả năng làm việc độc lập, hoặc làm việc nhóm hiệu quả

+ Có ý thức học tập để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc; có khả năng tự tìm việc làm, tự tạo việc làm.

+ Sử dụng tiết kiệm tài nguyên năng lượng và bảo vệ môi trường.

5. Vị trí việc làm:

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí làm việc của ngành, nghề bao gồm:

– Gia công các chi tiết cơ khí

– Lắp ráp cơ khí trong hệ thống cơ điện tử

– Lắp ráp điện, điện tử trong hệ thống cơ điện tử

– Lắp ráp khí nén, thủy lực trong hệ thông cơ điện tử

– Vận hành và giám sát hệ thống cơ điện tử

– Lập trình điều khiển hệ thống cơ điện tử

– Bảo trì và nâng cấp hệ thống cơ điện tử

6. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

87 Tín chỉ, tương đương 02 năm đào tạo theo niên chế

7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

Tự học hỏi và nghiên cứu, tìm hiểu trong môi trường làm việc để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong tổ chức các hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tiếp tục học ở các khóa đào tạo nâng cao hơn nhằm hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, tăng thêm năng lực tư duy đáp ứng nhu cầu phát triển của bản thân và xã hội.

All in one