Các trường dạy nghề “chật vật” tuyển sinh

Việc tuyển sinh của các trường dạy nghề còn gặp nhiều thách thức dù Chính phủ đã có chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030.

Quyết định 2239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030 đặt mục tiêu đến năm 2025, 40 đến 45% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; đến năm 2030, mục tiêu này tăng lên là 50 đến 55%.

Thách thức tại địa phương trong đào tạo nghề

Sau khi Quyết định được ban hành, các địa phương đã có kế hoạch triển khai thực hiện, đảm bảo mục tiêu đề ra. 

Thế nhưng, trên con đường đạt được chỉ số như trên, các trường dạy nghề còn gặp rất nhiều thách thức. Ngay cả với những trường được đánh giá là phát triển tốt, cũng vướng phải khó khăn, áp lực, đặc biệt trong công tác tuyển sinh.

Các trường dạy nghề gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Ảnh: Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội

Tư duy học để “làm quan”, coi nhẹ trường dạy nghề

Theo Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Bách nghệ Hà Nội Nguyễn Duy Hưng, ngày nay, vẫn còn tồn tại tư tưởng theo chế độ phong kiến là học để “làm quan”.

Trường dạy nghề chật vật tuyển sinh, tại sao? - Ảnh 2.
“Các sân chơi dành cho đối tượng học nghề còn ít, chưa được quan tâm đúng mức, khiến nhiều bậc phụ huynh không nhận thức được vai trò của giáo dục nghề nghiệp”, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Bách nghệ Hà Nội Nguyễn Duy Hưng nhận định. Ảnh: NVCC

“Người ta đua nhau học để trở thành ông này bà nọ. Quan điểm này rất lạc hậu bởi trong một cơ sở sản xuất, người làm trực tiếp phải chiếm 80%, người làm quản lý chỉ chiếm 20%.

Điều này dẫn tới thực trạng nhiều người học kỹ thuật nhưng không có tay nghề. Học sinh đổ xô học đại học về quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, ra trường không có việc làm.

Đọc bài viết gốc

Người ta đâu dễ giao công ty cho một tân sinh viên để quản lý! Trừ khi bố mẹ của sinh viên đó là chủ doanh nghiệp hoặc có cổ phần lớn trong công ty”, ông Nguyễn Duy Hưng bình luận. 

Bên cạnh đó, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Bách nghệ Hà Nội cho rằng, cuộc thi, sân chơi dành cho những môn văn hóa nở rộ, thí sinh đoạt giải trong các cuộc thi đó được tung hô, tặng thưởng, khuyến khích nhiều.

Trong khi các sân chơi dành cho đối tượng học nghề còn ít, chưa được quan tâm đúng mức, khiến nhiều bậc phụ huynh không nhận thức được vai trò của giáo dục nghề nghiệp.

Một lý do khác thúc đẩy phụ huynh định hướng cho các con học đại học, đó là tâm lý coi trọng bằng cấp và ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông.

Theo Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội Đồng Văn Ngọc chia sẻ, rất nhiều cha mẹ không có đủ kiến thức, kinh nghiệm để phân tích cho con đến một nghề nghiệp nào đó.

Vì vậy, họ chọn theo những người xung quanh: con của chị đồng nghiệp, bác hàng xóm học đại học, con mình cũng học đại học. Nhưng học đại học ra để làm gì, ở đâu, tại sao lại theo ngành đó thì họ không trả lời được.

Quá nhiều trường đại học cạnh tranh với trường nghề

Những quan niệm lạc hậu về mục đích của việc học là một trong nhiều nguyên nhân khiến nhu cầu học đại học tăng cao.

Trường dạy nghề chật vật tuyển sinh, tại sao? - Ảnh 3.
Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội Đồng Văn Ngọc. Ảnh: Đắc Quang

Ngày nay, các học sinh có nhu cầu học đại học được thi tuyển hoặc xét tuyển vào hơn 200 trường đại học, học viện, trải dài từ Bắc vào Nam.

Các trường đại học, học viện này sẽ tiếp nhận thí sinh thuộc nhiều phân khúc. Trong đó, ngay cả với thí sinh đạt 14, 15 điểm của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông cũng đã có thể đỗ đại học. Có ngành, trường chỉ xét học bạ với những tiêu chí nhẹ nhàng – chỉ cần đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông.

Chia bình quân 63 tỉnh, thành phố, mỗi địa phương có 3 – 4 cơ sở giáo dục đại học. Ông Nguyễn Duy Hưng cho rằng đây là con số quá lớn: “Học sinh đi học lên trung học phổ thông, rồi vào đại học nhiều như vậy, lấy đâu ra người tham gia học các trường dạy nghề nữa!”.

Cùng quan điểm trên, ông Đồng Văn Ngọc lấy dẫn chứng:

Cùng quan điểm trên, ông Đồng Văn Ngọc lấy dẫn chứng: “Ngay tại Hà Nội, đã có hàng trăm trường, học viện đào tạo giáo dục đại học và sau đại học. Các trường trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp là trường cao đẳng, trung cấp cũng có đến hàng trăm cơ sở. Điều này tạo nên sự cạnh tranh lớn giữa các trường trong việc tìm kiếm học viên”.

Ngoài ra, kinh phí đầu tư hạn chế và sự chênh lệch số lượng học viên giữa các ngành học, cũng là những khó khăn trong quá trình tuyển sinh của các trường dạy nghề hiện nay.

Ông Hồ Viết Hà chia sẻ:

“Để thu hút học sinh, nhà trường phải có chương trình mới, chương trình chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu thị trường. Để làm được vậy, đòi hỏi phải có trang thiết bị, cơ sở vật chất nhất định. Tuy nhiên việc đầu tư cho những yếu tố này còn hạn chế.
Thêm vào đó, đa phần học viên học nghề có hoàn cảnh gia đình khó khăn, việc chi trả tài chính cho học tập không nhiều. Do vậy, nhà trường không thể thu học phí cao để triển khai đồng bộ các chương trình chất lượng cao”.
Ông Hồ Viết Hà – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng

Ông Đồng Văn Ngọc chia sẻ:

“Có ngành nghề rất nhiều người học, có ngành không nhiều người mặn mà. Ngành nghề thu hút sinh viên thuộc về những lĩnh vực công nghệ, điện lạnh, công nghệ ô tô… Các em học xong những ngành nghề này, ra trường có thể tự làm việc, tự kiếm tiền ngay được. Những ngành nghề ít học sinh lựa chọn như vận hành các hệ thống tưới tiêu, sửa chữa trạm bơm điện… Đây là những ngành có vị trí việc làm ở xã hội ít”.
Ông Đồng Văn Ngọc – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội

Nguồn: CÔNG DÂN & KHUYẾN HỌC

All in one