• Trình độ Cao đẳng (Mã ngành/nghề: 6520225)
  • Thời gian đào tạo: 3 năm
  • Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
  • Trình độ Trung cấp (Mã ngành/nghề 5520225)
  • Thời gian đào tạo: 2 năm
  • Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THCS, THPT hoặc tương đương
  • Học phí: Theo quy định của Nhà nước

NỘI DUNG ĐÀO TẠO

  • Lắp ráp các thiết bị điện, các mạch điện tử, mạch vi điều khiển ;
  • Đo, kiểm tra, sửa chữa các thiết bị điện, điện tử;
  • Tính toán, thiết kế, vẽ mạch điện – điện tử trên máy tính;
  • Vận hành an toàn hệ thống điện công nghiệp và các hệ thống tự động hóa trong công nghiệp;
  • Lập trình vi điều khiển, PLC cho hệ thống điện, điện tử và tự động hóa;
  • Phân tích và sửa chữa các hư hỏng thường gặp trong hệ thống điều khiển tự động;
  • Tính toán, kiểm tra, sửa chữa, bảo trì và vận hành các thiết bị điện trong công nghiệp và dân dụng;
  • Lập được kế hoạch tư vấn, giám sát và điều hành các dự án  lĩnh vực điện, điện tử;

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

Tại Việt Nam, ngành điện tử công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ nhờ vào sự phát triển của nền công nghiệp 4.0 và xu hướng chuyển đổi số. Các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đang đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ tự động hóa và điện tử công nghiệp, tạo ra nhu cầu lớn về nhân lực có chuyên môn cao trong lĩnh vực này. Những cơ hội nghề nghiệp đa dạng trong ngành bao gồm các vị trí như

  • Kỹ sư thiết kế hệ thống điện tử,
  • Kỹ sư tự động hóa,
  • Chuyên viên bảo trì và vận hành máy móc,
  • Lập trình viên PLC,
  • Các chuyên gia nghiên cứu và phát triển công nghệ mới.

Do đó, ngành điện tử công nghiệp tại Việt Nam hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho những người trẻ đam mê công nghệ và sáng tạo