Giới thiệu ngành Lắp đặt thiết bị cơ khí
Trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhiều nhà máy xí nghiệp ra đời đòi hỏi cần nhiều thợ để lắp đặt các thiết bị máy móc phục vụ sản xuất.
Nhiệm vụ của người thợ lắp đặt thiết bị cơ khí là lắp đặt, kiểm tra, hiệu chỉnh và bảo dưỡng những các máy móc, thiết bị cơ khí, thiết bị nâng chuyển như: Băng tải, cần trục, máy gia công kim loại, máy bơm, …

- Trình độ Cao đẳng (Mã ngành/nghề: 6520113)
- Thời gian đào tạo: 3 năm
- Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
- Trình độ Trung cấp (Mã ngành/nghề 5520113)
- Thời gian đào tạo: 2 năm
- Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THCS, THPT hoặc tương đương
- Học phí: Theo quy định của Nhà nước
ĐƯỢC HỖ TRỢ KINH PHÍ ĐÀO TẠO THEO QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC
ĐĂNG KÝ NGAYNỘI DUNG ĐÀO TẠO
- Vẽ được bản vẽ chi tiết gia công và bản vẽ lắp đặt, đọc bản vẽ kỹ thuật;
- Sử dụng thành thạo dụng cụ đo và kiểm tra, dụng cụ tháo lắp, dụng cụ căn chỉnh;
- Lập qui trình lắp đặt thiết bị trong dây chuyền sản xuất của nhà máy;
- Lắp đặt, căn chỉnh được các bộ phận cơ khí trong dây chuyền sản xuất, nhà máy;
- Lập được kế hoạch và tổ chức thực hiện các công việc được giao của các cá nhân, nhóm, tổ lao động trong các nhiệm vụ nghề cần thiết;
- Kiểm tra, thử nghiệm và hiệu chỉnh các thiết bị;
- Xử lý được các tình huống kỹ thuật trong thực tế thi công lắp đặt; Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào công việc thực tiễn của nghề;
- Quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện của tổ, nhóm trong thi công lắp đặt.
- Kỹ năng mềm và ngoại ngữ: Kỹ năng giáo tiếp, thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện công việc, tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành.